Cấu tạo Panther

Tăng Panther có kíp chiến đấu gồm 5 người

So với bản thiết kế, xe tăng Panther nặng hơn 10 tấn (45 tấn so với 35 tấn). Hitler đã có lệnh xem xét tăng giáp trước và đĩa trước từ 60 lên 80 mm. Giáp trước của tháp pháo được tăng lên thêm 20 mm (80 mm lên 100 mm[26]).

Panther tham gia chiến tranh ngay khi vừa được thiết kế xong nên số lỗi kĩ thuật còn nhiều (nhất là các vấn đề về bánh răng) và chưa được khắc phục. Về sau vấn đề này có thể đã được sửa chữa nhưng không dứt điểm. Panther tỏ ra là một chiếc xe tăng với sức chiến đấu tốt và mạnh. Nhưng dù sao, một số lỗi lớn của nó như bộ truyền động bằng xích và hệ thống lái, hai vấn đề này không bao giờ được giải quyết hoàn toàn trong suốt quá trình sản xuất.

Kíp chiến đấu của Panther gồm 5 người: lái tăng, điện đàm (kiêm luôn xạ thủ súng máy), pháo thủ, nạp đạn và chỉ huy.

Động cơ

Ngăn chứa động cơ của Panther nhìn từ đằng sau

250 chiếc Panther đầu tiên được trang bị động cơ Maybach HL 210 P30[27] (12 xi-lanh; sử dụng nhiên liệu xăng), có công suất 650 mã lực với tốc độ hơn 3.000 vòng/phút. Động cơ HL 210 P30 có ba bộ lọc không khí được thiết kế khá đơn giản[28].

Bắt đầu từ tháng 5 năm 1943, động cơ HL 210 P30 được thay thế bằng HL 230 P30 (12 xi lanh; sử dụng nhiên liệu xăng), có thể tạo ra công suất hơn 700 PS (690 hp-mã lực), 3.000 vòng/phút[29]. Những khối hợp kim gắn trong động cơ được thay thế bằng những khối sắt gắn liền nhằm tiết kiệm lượng nhôm sử dụng. Phần làm sạch động cơ sử dụng hai bình xoáy xyclon và bộ lọc gió nhằm giảm thiểu tối đa lớp bụi bám vào[30][31].

Động cơ HL 230 P30 có cơ cấu thiết kế khá phức tạp giữa lớp vách xi-lanh và phần bên ngoài. Tay quay gồm bảy đĩa, mỗi đĩa gồm có một thanh đà có khả năng chịu lực, các đĩa được kết nối với nhau qua một bu-lông. Để giảm bớt chiều dài của động cơ bằng một nửa vòng đường kính của xi-lanh, hai bộ gồm sáu xi-lanh của động cơ V-12 được đặt thẳng (không lệch hoặc nghiêng) - điểm tiếp nối của mỗi xi-lanh được đặt theo hàng thành hình chữ V để các thanh đà, bu-lông kết nối giữa các bánh dĩa không bị lệch. Sự sắp xếp phức tạp này khiến cho hoạt động giữa các xi-lanh không đồng đều khiến cho cần điều khiển bên trên không ổn định[32]. Lớp đệm khí áp suất cũng là một vấn đề nan giải thứ hai được đặt ra và hãng sản xuất đã sửa chữa nó vào tháng 9 năm 1943. Việc gia tăng vật liệu lớp giá đỡ được nhà sản xuất ứng dụng vào tháng 11 năm 1943. Một bộ điều chỉnh (điều tốc) động cơ cũng được giới thiệu vào tháng 11 năm 1943 với số vòng xoắn tối đa lên đến 2.500 vòng. Một hệ thống 8 thanh đà được lắp ráp vào động cơ từ tháng 1 năm 1944 nhằm giảm bớt tình trạng hư hỏng của máy[33].

Ngăn chứa động cơ được thiết kế kín nước vì vậy Panther có thể lội và tấn công trên mặt nước. Vì có thiết kế kín đáo như vậy nên động cơ Panther rất ít khi được thông gió và thường thường sức nóng trong động cơ rất cao. Các ống dẫn nhiêu liệu trong thời kì đầu không được bọc lớp cách điện, dẫn đến việc các lỗ rò rỉ xuất hiện nhiều khiến cho động cơ bị hỏng hóc thường xuyên. Trong thực tế một số phiên bản Panther đời đầu đã bị cháy động cơ ngay trên sân tập hoặc trên chiến trường. Để khắc phục việc này, các cánh quạt gió được thêm vào nhằm thổi - đẩy bớt lớp dầu bị rò rỉ ra ngoài, nhưng vấn đề vẫn không được cải thiện thêm[34]. Một giải pháp mới được đặt ra đó chính là thêm chất tải lạnh qua một đường dây đến động cơ và thêm một lớp màng có lỗ vào máy bơm nhiên liệu[35]. Xe tăng Panther có vách chắn riêng biệt giữa ngăn đặt động cơ và phòng điều khiển của kíp chiến đấu nhằm giảm thiểu sự lan rộng của đám cháy từ động cơ.

Sau khi được cải tiến, động cơ HL 210 P30 trở nên rất đáng tin cậy và bền. Một bộ phận quân Pháp bắt giữ được vài chục chiếc Panther vào năm 1947 tính được rằng: động cơ của một chiếc Panther bình thường có thể giúp xe tăng di chuyển được hơn 1.000 km… còn động cơ của một chiếc Panther loại tốt có thể giúp xe tăng di chuyển được hơn 1.500 km[36].

Hệ thống treo

Cảnh xếp chồng bánh gối của một chiếc Panther

Hệ thống treo của tăng Panther gồm bốn bộ phận chính: mặt trước có bánh xích, bánh puli đệm phần sau, tám bánh gối xen kẽ với nhau được gắn với nhau qua một bánh xe bằng sắt (ở giữa là cao su thô), toàn bộ hệ thống được hoạt động nhờ thanh xoắn. Toàn bộ các chi tiết trên bao gồm hệ thống treo gồm hai thanh xoắn, bánh puli đệm, bánh xích, bánh gối bọc cao su thô… đều do kĩ sư Ernst Lehr thiết kế. Panther có tốc độ di chuyển khá nhanh (nhờ vào hệ thống treo rất đáng tin cậy này), sức bền của xích có thể đạt được hơn 1.000 km, vì có các lớp cao su thô bọc xen kẽ nên các bánh gối hoạt động tương đối đồng đều. Tuy nhiên vì các bánh đà nối qua hệ thống cần nhiều chỗ trống hơn khiến cho chiều dài các tay đòn chia cắt hết chiều dài thân tăng, chạy phía dưới thùng (còn có thể gọi là rổ-gàu-lồng) tháp pháo. Vì có thiết kế phức tạp phần cấu tạo bánh gối-xích nên mỗi khi Panther bị tấn công bằng mìn từ phía dưới, các kĩ sư bắt buộc phải hàn và cắt bỏ đi phần bị hư hỏng[37].

Hệ thống treo của Panther là một thiết kế khá tinh xảo giữa sự thiết kế xen kẽ, bánh đệm,… Các bánh xích có thể di chuyển trong mọi điều kiện thời tiết như bùn-lầy, tuyết, đất đá. Lớp bánh xích của Panther dễ bị rời ra nếu như bị đạn công phá từ bên ngoài tác động vào, vì khi bị tác động như vậy các bánh xích sẽ bị xô lại vào nhau rồi sau đó vỡ ra khiến cho việc lắp ráp lại rất khó khăn[38]. Dạng bánh xích xen kẽ sau này được thiết kế và lắp ráp trên các loại xe tăng hoặc xe bán xích. Ngoài các ích lợi trên, hệ thống này còn gia tăng thêm lớp giáp bọc phần dưới và nửa trên, tăng độ xiên cho giáp (nhằm giảm bớt sự trượt đạn làm tung giáp sườn)[39]… Vào tháng 9 năm 1944 và thêm một lần nữa vào tháng 3-4 năm 1945, MAN sản xuất một số lượng nhỏ Panther có lắp ráp hệ thống bánh xích cốt thép (đã được sử dụng trên Tiger I-II) và đặt số sê-ri cho số tăng này là 121052[40].

Từ tháng 11 năm 1944 đến tháng 2 năm 1945, một dự án được lập ra nhằm thay thế loại ổ bi hiện tại của Panther bằng một loại ổ trượt mới. Loại ổ trượt mới này sẽ được dùng bên trong cấu truyền động (bên trong động cơ). Tuy nhiên loại ổ trượt này không được sử dụng cho Panther cho đến tận cuối cuộc chiến[41].

Bộ phận lái và hệ thống truyền lực

Kíp chiến đấu đang sửa chữa hệ thống truyền lực cho Panther

Bộ phận lái được trang bị bảy bộ đồng tốc AK 7-200 được gắn với bộ dẫn động-được thiết kế bởi Zahnradfabrik Friedrichshafen. Phiên bản Panther được trang bị một bộ phận lái vòng bán kính, điều khiển bằng cần lái. Mỗi bánh răng có vòng quay ổn định, có cự ly từ 5 mét (bánh răng thứ nhất) đến 80 mét (bánh răng thứ bảy). Lái tăng chỉ cần điều khiển cần một cách chính xác và xe tăng sẽ tự động quay theo hướng đó. Đây là một trong những ưu điểm của bộ phận lái Panther. Ngoài ra, lái tăng còn có thể nhấn phanh đột ngột mà không làm cho bộ phận lái bị hư, nhưng khi làm như vậy toàn bộ xe tăng sẽ quay rất mạnh[42]. So với hệ thống lái bán kính đôi thuỷ lực (có thể gọi là dẫn bằng thuỷ lực) của Tiger, thì Panther có một hệ thống lái đơn giản và dễ sử dụng hơn.

Hệ thống truyền động AK 7-200 có kiểu quay chốt vòng, cách quay này có thể chóng làm hư các bộ phận lái vì tốc độ các thanh đà rất nhanh, số vòng quay sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến sức ăn mòn của các bộ phận lái bên trong như dĩa, phanh,…[43]

Mặc dù có những ưu điểm như vậy, vấn đề lớn nhất đối với hệ thống lái Panther chính là thiết bị động lực. Sự phối hợp lộn xộn giữa các chỉ số quay đã gây ra khá nhiều bất tiện cho các bánh răng, cần lái… Bản thiết kế Panther ban đầu của MAN có thiết bị động lực chuyển động theo kiểu vòng hành tinh (tiếng Anh: epicyclic/planetary), đã được dùng trong Tiger-I[44]. Tuy nhiên, đa số xe tăng Đức thời đó đều có máy phay răng khá ngắn, vì Panther dự định được sản xuất nhiều nên các thiết bị máy được đơn giản hoá. Về sau, Bộ trưởng khí tài và quân sự Karl-Otto Saur (sau kế nhiệm là Albert Speer) đã đề nghị thay đổi thiết bị động lực hiện tại bằng thiết bị mới gồm hai thanh chống (tiếng Anh: double spur system)[45]. Dù dễ sản xuất và chi phí thấp nhưng hệ thống hai thanh chống này rất dễ hư hỏng, không chịu nổi áp lực quá lớn… vì vậy hệ thống thanh chống này được đánh giá là không phù hợp với một loại tăng hạng trung (theo chuẩn Đức) và hạng nặng (theo chuẩn Anh và Mỹ) như Panther. Khác với Panther, Tiger II (loại tăng hạng nặng của Đức Quốc xã)[46] và M4 Sherman (một loại tăng hạng trung của Mỹ) đều sử dụng hệ thống động lực xoáy trôn ốc (tiếng Anh: helical/herringbone)[47]. Hệ thống này có sức chịu áp lực cao, bền và đỡ rắc rối hơn hệ thống thanh chống của Panther.

Về sau, bộ khí tài và quân sự Đức tiếp tục lập lại kế hoạch để thay thế hệ thống động lực[48] cho Panther. Lần này đã có hai luồng ý kiến cho rằng, một là nên giữ nguyên như cũ do không có thời gian thiết kế thêm và nhu cầu chiến tranh đang rất cấp bách, thứ hai là phải thay bởi vì hệ thống này hoạt động quá kém[49], thay thế bằng hệ thống động lực xoáy trôn ốc (đã cho kết quả khá tốt trên Tiger II). Nhưng cuối cùng hệ thống động lực quay vòng hành tinh được nâng cấp và sửa chữa lại, cho kết quả hoạt động gấp 2.2 lần hệ thống xoáy trôn ốc… vẫn được chọn lựa làm thiết bị động lực cho Panther[50].

Trong thời gian chiến tranh, một số bộ phận máy của Panther (đặc biệt là hệ thống động lực trên) đã cho kết quả khá tồi, nó làm cho Panther di chuyển không được nhanh và thỉnh thoảng còn bị hư hoặc chết máy. Những con số thiệt hại Panther khi mới xuất trận đã cho thấy Đức Quốc xã không còn thời gian để thiết kế và nâng cấp thêm. Về sau, hệ thống quay vòng hành tinh được nâng cấp lần thứ ba, kết quả có cải thiện được thêm nhưng những nhược điểm máy của nó vẫn còn khá nhiều[51].

Lớp giáp bọc

Bố trí giáp bọc và độ dày của tăng Panther

Lớp Panther đầu tiên có đĩa trước thấm cacbon và lớp giáp trước bằng thép. Loại thiết kế giáp bọc này đều được sử dụng trong đa phần các loại xe tăng. Tuy nhiên lớp giáp bọc kiểu này có phần bảo vệ giáp xiên quá yếu dẫn đến việc thay thế vào ngày 30 tháng 3 năm 1943. Vào tháng 8 năm 1943, Panther chỉ có đĩa trước bằng thép đồng nhất[52]. Giáp trước thân xe dày 82 mm, nghiêng 55 độ theo chiều dọc (tương đương 143mm thép đặt thẳng đứng), hai lớp giáp bằng thép ngoài hàn dính với nhau còn được dùng đưa vào máy khớp và ép lại với nhau cho dày hơn. Phần khiên trước tháp pháo cũng dày 110mm hình bán cầu. Kiểu thiết kế giáp xiên và dày phần trước này khiến cho Panther có giáp trước rất tốt, nó chỉ có thể bị xuyên thủng từ mặt trước bởi một vài vũ khí chuyên biệt của phe Đồng MinhLiên Xô[53].

Phần giáp sườn và thân bên Panther thì mỏng hơn khá nhiều, chỉ dày khoảng 45 mm nghiêng 25 độ, dày hơn chút ít so với Panzer IV nhưng mỏng hơn nhiều so với Tiger I (giáp hông Tiger I dày 80 mm), thậm chí còn mỏng hơn giáp hông của T-34 dù Panther nặng gấp rưỡi T-34 (giáp hông T-34 dày 52 mm nghiêng 30 độ. Lớp giáp mỏng này được cho là sự đánh đổi cần thiết bởi vì trọng lượng của Panther đã khá nặng. Nhưng lớp giáp mỏng này lại chính là điểm yếu chết người của Panther khi phải chiến đấu ở cự ly gần tại những nơi có nhiều vật cản như đô thị hoặc rừng cây. Khi đó, Panther dễ bị tiếp cận từ bên hông và bị bắn thủng giáp sườn bởi đa số các loại pháo chống tăng và xe tăng đối phương [54]. Đặc điểm này khiến Panther dễ bị bắn hạ hơn so với Tiger I trong những trận đánh ở cự ly gần. Trong trận Kursk, Panther chịu mức tổn thất cao hơn nhiều so với Tiger I do bị pháo chống tăng Liên Xô bắn vào hông xe, thậm chí đã có những Panther bị hạ do bị bắn vào hông bởi xe tăng hạng nhẹ T-70, dù loại xe tăng này chỉ mang pháo 45mm.

Để cải thiện giáp hông, một thiết kế mới được đề ra đó chính là thêm một lớp giáp váy (Schürzen) dày 5 mm vào cạnh sườn của Panther nhằm giảm độ xuyên thủng xích và sườn từ pháo chống tăng địch. Loại giáp phủ Zimmerit - một lớp vằn sắt từ được khép lại với nhau - cũng được chuyển đến các nhà máy nhằm lắp ráp thử nghiệm trên phiên bản Panther Ausf.D vào tháng 9 năm 1943. Việc lắp ráp lớp giáp Zimmerit được đề xuất trên các chủng loại Panther đời sau được chấp thuận vào tháng 11 năm 1943[55]. Tuy nhiên vào tháng 9 năm 1944 đã có lệnh huỷ bỏ việc lắp ráp lớp giáp Zimmerit vì có tin đồn là lớp giáp váy này khi bị bắn phải sẽ làm xe tăng bốc cháy.[56]

Kíp chiến đấu của Panther đã tìm nhiều cách để cải thiện vấn đề giáp sườn yếu, họ gia cố độ dày bằng cách đặt thêm các miếng xích xe tăng và đặt thêm bánh gối lên phía trên để làm giảm độ xuyên giáp của đạn pháo đối phương[57].

Trong giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, do thiếu quặng nên người Đức đã tìm mọi cách để giảm bớt lượng hợp kim làm nguyên liệu cho giáp chính bằng các loại nguyên liệu khác như niken, vonfam, molypđen và mangan. Tuy nhiên những nguyên liệu trên không đáp ứng được chất lượng của hợp kim thép, khiến cho độ bền của vỏ giáp bị giảm đi rất nhiều[58]. Mặc dù không bằng lớp hợp kim trước kia nhưng các loại nguyên liệu này vẫn tốt hơn nguyên liệu làm lớp giáp bọc của Đồng Minh và Liên Xô. Đức Quốc xã mất quyền kiểm soát quặng mangan tại Ukraine vào tháng 2 năm 1944. Máy bay ném bom của Đồng Minh thường xuyên ném bom phá huỷ các quặng vonfam tại Na Uy. Việc vận chuyển hàng hoá và trang thiết bị vật liệu cũng bị cắt bỏ từ khi Phần Lan tham gia chống lại phát xít ĐứcNhật Bản mất thế chủ động tại mặt trận Thái Bình Dương. Việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lớp giáp bọc đĩa trước, phần trước và sau của Panther[59][60].

Vũ khí

Pháo chính: 7.5 cm KwK 42 (L/70)

Panther được trang bị pháo chính 7.5 cm Rheinmetall-Borsig KwK 42 (L/70) - ngăn chứa được 79 viên đạn (chứa được 82 viên ở phiên bản Ausf.G), loại đạn này có đầu bán tự động đẩy lùi. Pháo KwK 42 sử dụng ba loại đạn khác nhau: APCBC-HE (Pzgr. 39/42), HE (Sprgr. 42) và APCR (Pzgr. 40/42). Loại đạn APCR được sản xuất khá ít do giá thành cao.

Mặc dù chỉ là pháo (sử dụng đạn chày) hạng trung nhưng KwK 42 được đánh giá là loại pháo tốt hàng đầu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nó sử dụng loại đạn có đầu xuyên giáp nhọn; nòng pháo dài cho phép cự ly bắn xa; độ chính xác khi xuyên giáp rất cao, gần như là mỗi khi bắn trúng đích đều khiến giáp của xe tăng đối phương bị xuyên thủng (trừ một số loại xe hạng nặng như IS-2, ISU-152). Pháo 75 mm của Panther thậm chí còn có sức xuyên giáp mạnh hơn cả pháo 88 mm KwK 36 L/56 của Xe tăng Tiger I[61], mặc dù loại đạn 88 mm có sức nổ phá cao hơn khi dùng để tấn công lô cốt hoặc bộ binh[62].

Phiên bản Panther đầu tiên có hai súng máy MG-34. Khẩu MG-34 thứ nhất được gắn theo hướng trục giữa pháo chính và khiên đỡ phía trước. Khẩu MG-34 thứ hai được đặt cạnh vòng gắn tháp pháo và được điều khiển bởi người điện đàm. Ban đầu, phiên bản Ausf.D và Ausf.A sử dụng tháp pháo có cửa vào mở và súng máy được gắn trên một bệ sắt[63]. Về sau (khoảng tháng 11 đến đầu tháng 12 năm 1943), các phiên bản Ausf.A và G được thêm một khớp nối cầu giữa đĩa trước với một súng máy K.Z.F.2[64].

Thông tin về đạn và sức xuyên của pháo 7,5-cm-KwK 42 L/70 [65]
Pháp danh và tên các loại đạnPanzergranate 39/42Panzergranate 40/42
Khối lượng đạn6,8 kg4,75 kg
Vận tốc đạn935 m/s1.120 m/s
Độ xuyên
100 m138 mm194 mm
500 m124 mm174 mm
1.000 m111 mm149 mm
1.500 m99 mm127 mm
2.000 m89 mm106 mm
Các loại đạn trên đều là loại chuyên dùng để xuyên thủng giáp và có lõi là vonfram. Đều đạt độ xuyên 40/42, trừ một số loại đạn nổ đạt độ xuyên khoảng 39/42.

Thiết kế tháp pháo

Panther với lớp khiên chính quyPanther với kiểu cupôn mới

Mặt trước của tháp pháo là lớp giáp đúc cứng dưới dạng hình cong dày hơn 100 mm (kể cả tấm khiên). Lớp giáp này có thiết kế kiểu ngang (tiếng Anh: transverse-cylindrical), giúp khi lớp giáp bị trúng đạn sẽ làm chệch hướng viên đạn đi chỗ khác. Tuy nhiên, điều này chưa đủ để làm viên đạn không ảnh hưởng đến xe tăng. Không thể xuyên thủng được phần trên, nhưng nếu viên đạn chỉ đi lệch xuống phía dưới (gần chỗ thùng máy và chỗ hàn giữa tháp pháo và thân tăng) thì có thể lớp giáp mỏng tại đây sẽ bị xuyên qua và nổ tung[66]. Trong trường hợp này sự xuyên thủng có thể gây ra những hậu quả rất khủng khiếp vì khi đó người lái tăng và người điện đàm sẽ bị thổi bay ra khỏi phòng điều khiển và xe tăng sẽ bốc cháy ngay tại chỗ. Nguy hiểm hơn, gần thùng máy còn có 4 ngăn chứa đạn nhỏ có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Ở phiên bản Ausf.D và A, có tổng cộng 27 viên đạn được chứa trong 4 ngăn và số đạn này giảm xuống 18 viên ở phiên bản Ausf.G. Từ tháng 9 năm 1944, một tấm khiên chắn mỏng có dạng hình dẹp và thêm một lớp xích lăn mỏng có hướng chệch xuống phía dưới; tất cả những thiết kế trên được dự định lắp ráp cho phiên bản Ausf.G, lớp xích lăn được lắp vào nhằm mục đích làm giảm độ lệch của lớp khiên và giáp phía trước[67]. Cải tiến với lớp xích lăn được lắp trên một vài phiên bản, nhưng lớp giáp khiên vẫn được lắp trên Panther cho đến tận cuối cuộc chiến.[68]

Trong những trường hợp bình thường thì lớp khiên đỡ của Panther không thể bị xuyên thủng bởi pháo chính 75 mm L/40 của M4 Sherman ở mọi cự ly, pháo chính 76 mm L/55 nòng dài của Sherman chỉ xuyên được ở 100 mét, pháo chính 85 mm của T-34 xuyên được ở cự ly khoảng 500 m, điều này cũng xảy ra tương tự nếu như Panther nằm trong tầm ngắm của pháo A-19 122 mm ở cự ly 500 m và ở cự ly 2.286 m khi sử dụng pháo British 17-pounder dùng đạn APDS (đạn xuyên dưới cỡ nòng - phát minh mới nhất thời bấy giờ). Mặt bên của tháp pháo chỉ dày có 45 mm nên vẫn có thể bị xuyên thủng bởi hầu hết các loại pháo chống tăng của Đồng Minh (kể cả pháo chính 75 mm của M4) ở tầm 1.500 m[53]. Đây chính là lý do vì sao về sau lại có dự án nâng cấp tháp pháo Schmalturm.

Phiên bản Ausf.A ứng dụng kiểu cupôn mới bằng sắt đúc cứng, thay thế kiểu cupôn rèn tốn kém nguyên liệu. Nó có những ưu điểm như một đai sắt để giữ khẩu MG-34 lên phía bên trên nhằm mục đích phòng không, tuy nhiên trong khi chiến đấu việc sử dụng MG-34 để phòng không là tương đối hiếm[69].

Phiên bản Panther đầu tiên, Ausf.D có máy nổ điện chạy bằng sức nước có đủ sức quay tháp pháo tối đa được 360 độ trong vòng 60 giây. Tuy nhiên bản Ausf.A đã sử dụng máy nổ điện mạnh hơn nhằm cải thiện tốc độ quay tháp pháo và cho ra tốc độ là 15 giây (360 độ/15 giây) khi động cơ chạy tối đa ở mức tạo ra 3.000 vòng/phút[70]. Với mức công suất chạy khoảng 1.000 vòng/phút, tháp pháo quay tối đa 360 độ trong vòng 46 giây. Một tay quay đòn khác được đặt vào bên trong máy nhằm rút ngắn thời gian quay[70] giống như các loại tăng khác của Đồng Minhkhối Trục. Sự sắp xếp này thực sự rất tai hại, việc quay tháp pháo lâu khiến cho pháo thủ và điều khiển tăng khó nhìn thấy tăng địch qua ống ngắm vật lý, gây nguy hiểm cho xe tăng (nếu muốn tăng sức động cơ tối đa cũng rất tốn thời gian). So với các loại tăng của Đồng Minh, điển hình là M4 Sherman có tốc độ quay tháp pháo 360 độ chỉ trong vòng có 15 giây và tăng sức động cơ lên rất nhanh, tạo điều kiện tốt hơn cho Sherman khi đấu với các tăng Quốc xã (vốn có tốc độ quay tháp pháo khá chậm)[71].

Ngăn chứa đạn

Một trong những điểm yếu của Panther đó chính là địa điểm thiết kế ngăn chứa đạn. Không có viên đạn nào được cất gần pháo chính 75 mm mà lại cất ở một chỗ nơi phần giáp bên tháp pháo khá mỏng. Tuy vậy, một lượng đạn lớn được đặt tại rầm hẫng. Trong phiên bản Ausf.D và A, 18 viên đạn được chứa đều hai bên tháp pháo, tổng cộng là 36 viên được chứa bên trong tháp pháo. Trong phiên bản Ausf.G, tháp pháo có rầm hẫng sâu hơn, có khoảng 24 viên được chứa đều hai bên tháp pháo, nâng tổng số đạn được chứa trong tháp pháo lên 48 viên đạn. Trong tất cả các phiên bản Panther, đều có 4 viên đạn được chứa trong rầm hẫng bên trái giữa chỗ lái tăng điều khiển và tháp pháo. Trong phiên bản Ausf.D và A, có khoảng 36 viên đạn được chứa bên trong ngăn thân tăng, trong đó có hơn 27 viên đạn được chứa trong ngăn trước nằm phía dưới khiên đỡ. Trong phiên bản Ausf.G, số đạn chứa trong thân tăng được giảm xuống còn 27 viên, trong đó có khoảng 18 viên chứa trong ngăn trước. Tất cả các phiên bản Panther đều có 3 viên đạn được chứa trong bệ xoay[72].

Người nạp đạn đứng ở phía bên phải của tháp pháo. Tay người nạp đạn có thể cầm ngay báng đạn, với rầm hẫng phải và thân trên có chứa một số đạn[73], người phía dưới sẵn sàng chuyển đạn lên phía trên bằng cách vận chuyển gầu đạn.

Hai bên giáp sườn tháp pháo của Panther khá mỏng, khiến cho nó dễ bị xuyên thủng bằng đa số các loại pháo tự hành chống tăng của Đồng MinhLiên Xô, điều này có nghĩa Panther dễ bị nổ hầm đạn cất gần tháp pháo nếu như bị bắn trúng vào cạnh sườn[74].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Panther http://afvdb.50megs.com/germany/pz5.html http://afvdb.50megs.com/usa/pics/m4sherman.html#M4... http://www.achtungpanzer.com/panth2.htm http://www.achtungpanzer.com/panzerkampfwagen-v-pa... http://www.achtungpanzer.com/panzerkampfwagen-v-pa... http://www.achtungpanzer.com/pz4.htm#panther http://www.anicursor.com/colpicwar2.html http://www.canada.com/ottawacitizen/news/story.htm... http://www.lonesentry.com/articles/ttt_panther/ind... http://www.militaryfactory.com/armor/detail.asp?ar...